KDE Localization/vi/components
Trang này tóm tắt cơ bản các thành phần tham gia vào việc dịch. Người đọc được khuyến khích đọc thêm các liên kết ở cuối mỗi mục. Tài liệu https://l10n.kde.org/docs/translation-howto/index.html đặc biệt hữu ích cho việc dịch, với hai chương quan trọng nhất (cho công việc hiện tại) là chương 2 ("Bringing a New Language to KDE"), có thể có phần phù hợp cho người điều phối hơn là người dịch nhưng cũng có các thông tin cần thiết cho việc dịch, và chương 3 ("GUI Translation"), hầu hết là thông tin cho việc dịch và rất nên đọc.
Tệp PO
"PO" là dạng viết tắt của "Portable Object", POT là "PO Template". Đây là một kiểu tệp văn bản, với POT chỉ chứa các chuỗi nguồn (ID của thông điệp, "msgid") và PO chứa các chuỗi nguồn đi cùng với một phần hoặc toàn bộ các chuỗi đích (lời dịch của thông điệp, "msgstr"). Ngoài hai trường này, có thể còn có trường "msgctxt" chứa chuỗi ngữ cảnh, mô tả về ngữ cảnh của thông điệp.
Mỗi thông điệp có thể đi kèm với một hoặc một số dòng mang thông tin với ý nghĩa khác nhau để hỗ trợ việc dịch thông điệp đó, gọi chung là các dẫn giải (comment). Các thông tin đó có thể là: Dẫn giải của người lập trình, thường để làm rõ hơn ngữ cảnh của thông điệp; nơi thông điệp xuất hiện trong mã nguồn; các thuộc tính của thông điệp - còn gọi là các cờ; và chuỗi nguồn cũ, trước khi chuỗi nguồn và/hoặc chuỗi ngữ cảnh bị thay đổi.
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể dùng một trình biên tập văn bản thông thường (ví dụ KWrite hay Kate) để chỉnh sửa tệp POT/PO, việc dùng một chương trình chuyên dụng như Lokalize sẽ thuận tiện hơn nhiều.
Đọc chi tiết:
https://l10n.kde.org/docs/translation-howto/gui-translation.html
https://techbase.kde.org/Localization/Concepts/PO_Odyssey
https://www.gnu.org/software/gettext/manual/gettext.html#PO-Files
SVN
SVN là một hệ thống quản lí phiên bản, hoạt động dựa trên ý tưởng về một kho mã nguồn chung ở một địa điểm tập trung và các thành viên làm việc trên các bản sao tạo ra vào những thời điểm khác nhau của kho chung đó. Các thay đổi do mỗi thành viên tạo ra được đưa lên kho chung, từ đó được chuyển đến các thành viên khác.
Mã nguồn của KDE không còn lưu trong một hệ thống SVN nữa, nhưng các bản dịch của KDE thì vẫn còn. Nội dung của các tệp POT và PO ở kho chung có thể thay đổi hàng ngày. Sử dụng một chương trình SVN giúp bạn có thể cập nhật nhanh chóng các thay đổi này, và dễ dàng giải quyết các xung đột nếu có xảy ra giữa các thay đổi đó và các thay đổi do bạn tạo ra trên máy cục bộ.
Hai khái niệm liên quan đến việc dịch ở đây là ngọn (trunk) và nhánh ổn định (stable branch). Ngọn là nơi các tính năng mới được thêm vào, nên ở đây sẽ luôn có nội dung mới được cập nhật. Còn nhánh (branch) là một cách thức để chia tách việc phát triển thành các hướng khác nhau, ở đây nhánh ổn định chỉ hướng phát triển được tách ra từ ngọn để trở thành bản phát hành. Sau khi nội dung từ ngọn được đưa vào nhánh ổn định, ngọn tiếp tục nhận được các tính năng mới, còn nội dung nhánh ổn định thì tương đối "ổn định", nó chỉ nhận thêm các cập nhật nhỏ (nhỏ hơn ở ngọn) hay các bản vá.
Chạy các lệnh sau trong một chương trình dòng lệnh (ví dụ Konsole), với <gốc_kde> là đường dẫn đến thư mục mà bạn muốn dùng để coi tương đương với <KDE_SVN>:
# Dòng này và các đoạn màu xanh chỉ là chú thích, không phải lệnh svn co --depth empty svn://anonsvn.kde.org/home/kde <gốc_kde> cd <gốc_kde> svn up --depth empty trunk trunk/l10n-support trunk/l10n-kf5 # chỉ lấy về các thư mục rỗng svn up trunk/l10n-kf5/{templates,vi} # bắt đầu lấy dữ liệu về svn up trunk/l10n-support/{scripts,vi} svn up --depth empty branches branches/stable branches/stable/l10n-kf5 # chuyển sang nhánh ổn định svn up branches/stable/l10n-kf5/{templates,vi} # lấy dữ liệu về
Sau này dù dùng dòng lệnh hay chương trình GUI (ví dụ kdesvn), có thể cập nhật (svn update
) ngay từ <gốc_kde>, toàn bộ và chỉ các thư mục đã có sẽ được cập nhật, các thư mục khác không bị động đến.
Đọc chi tiết:
https://l10n.kde.org/docs/translation-howto/resources.html
https://community.kde.org/Infrastructure/Subversion
Lokalize
Lokalize là chương trình chuyên dụng làm việc với tệp PO. Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý về Lokalize:
- Trạng thái dang dở (not ready) của một thông điệp trong Lokalize tương ứng với cờ (thuộc tính) mập mờ (fuzzy) trong tệp PO. Có mấy lí do để một thông điệp có cờ này:
- Thông điệp được dịch, sau đó chuỗi nguồn và/hoặc chuỗi ngữ cảnh bị thay đổi (nên có khả năng nội dung dịch ở chuỗi đích không còn đúng nữa);
- Có lỗi cú pháp trong tệp PO nhưng nó chỉ bị phát hiện bởi Scripty (kịch bản (script) chạy trên máy chủ KDE), và Scripty đánh dấu các mục sai là "fuzzy".
- Với các thông điệp mập mờ, người dịch cần kiểm tra lại, nếu cần thì sửa, và kể cả khi không cần sửa gì thì cũng cần nhấn Ctrl + U hoặc có tác động nào đó vào khung dịch (chẳng hạn xoá một chữ cái rồi gõ lại đúng chữ đó) để xác nhận với Lokalize rằng đó là nội dung đúng, trạng thái của thông điệp sẽ chuyển từ Dang dở (chuỗi đích in nghiêng) thành Đã dịch (chuỗi đích không in nghiêng nữa).
- Bảng ngữ (glossary): Tính năng này của Lokalize giúp thống nhất từ vựng giữa các bản dịch cho các phần mềm khác nhau, của những người dịch khác nhau. Người dịch không cần phải nhớ hay phải suy nghĩ lại về cách dịch các cụm từ đã được thống nhất. Lokalize hiển thị và cho phép nhanh chóng nhập các cụm từ này vào ô chỉnh sửa chuỗi đích.
- Một bảng ngữ cho tiếng Việt đã được đặt tại <KDE_SVN>/trunk/l10n-support/vi/glossary.tbx. Người dịch cần cập nhật bảng ngữ trong quá trình dịch và gửi cùng với bản dịch đến người điều phối khi dịch xong.
- Bộ nhớ lời dịch (Translation Memory): Tính năng này giúp tra cứu các cụm từ hay thông điệp trong một dự án dịch (với thẻ (tab) Bộ nhớ lời dịch, mở nhanh bằng phím F7), cho phép sử dụng lại lời dịch của các thông điệp tương tự như thông điệp đang dịch (với ô Bộ nhớ lời dịch trong mỗi thẻ dịch).
- Pology: Đây là một thư viện và tập hợp các kịch bản Python để xử lí tệp PO. Lokalize có khả năng chạy các kịch bản của Pology ngay từ giao diện của mình, để người dịch không phải chạy chúng bằng cách gõ lệnh.
- Hiện tại chúng ta chỉ dùng Pology để kiểm tra lại bản dịch, kịch bản Pology tên là posieve được dùng để kiểm tra các lời dịch xem có đạt yêu cầu sau khi đi qua các sàng (sieve) hay không. 2 sàng mà chúng ta đang dùng là
check-kde4
để kiểm tra cú pháp XML vàcheck-rules
để kiểm tra các quy tắc (rule) do chúng ta tự định ra thông qua một tệp quy tắc (rule file). Tệp quy tắc đơn giản của chúng ta được đặt tại <KDE_SVN>/trunk/l10n-support/scripts/pology/args-accels.rules, dùng để kiểm tra đối số và dấu tăng tốc (dấu &). Xem thêm về việc kiểm tra bản dịch.
- Để kiểm tra bằng Pology: Đi đến trình đơn
posieve check-kde4,check-rules -s lokalize -s rfile:<đường_dẫn_đến_args-accels.rules> %f
.
Phím tắt mặc định để chạy lệnh này là Ctrl + Alt + P, hoặc bạn có thể chạy lệnh này bằng mục trình đơn → .
→ → . Tại đây, chọn Enable Pology verification và nhập lệnh sau vào ô lệnh bên dưới (dành cho lệnh kiểm tra cả tệp) - Nếu bạn thực hiện theo hướng dẫn Cách lấy chỉ những thư mục và tệp cần thiết và vẫn giữ được cấu trúc thư mục như trên kho ở trên, thì chỉ cần vào Lokalize, → rồi tìm đến tệp index.lokalize (ở trunk/l10n-support/vi/index.lokalize) là xong, không cần cấu hình như các mục dưới nữa.
- Các mục sau đều liên quan đến dự án (project) trong Lokalize và đều được thực hiện trong phần "Cấu hình dự án..." ở
- Trong thẻ General: Đặt Root folder là đường dẫn đến thư mục trunk/l10n-kf5/vi; đặt Glossary là đường dẫn đến tệp glossary.tbx mà nếu theo cấu trúc thư mục giống trên kho thì nó nằm ở trunk/l10n-support/vi/glossary.tbx.
- Trong thẻ Advanced: Đặt Template files folder là đường dẫn đến thư mục trunk/l10n-kf5/templates.
→ :
Từ phần Mở rộng về ngọn và nhánh ở trên, có thể thấy nội dung nhánh ổn định sẽ ít nhiều giống với ngọn. Lokalize hỗ trợ việc đồng bộ lời dịch của những thông điệp trùng nhau giữa ngọn (được chỉ ra trong cấu hình Root folder) và nhánh. Vị trí nhánh được chỉ ra ở cấu hình Branch folder trong thẻ Advanced của hộp thoại "Cấu hình dự án...". Bạn nên nhập vào đây đường dẫn đến thư mục branches/stable/l10n-kf5/vi. Sau khi Lokalize nhận được cấu hình về thư mục nhánh này, ở mỗi thẻ dịch sẽ xuất hiện thêm một ô Đồng bộ cấp hai (Secondary Sync). Khi thông điệp đang dịch (ở ngọn) cũng xuất hiện ở nhánh, trong ô này sẽ hiện nội dung lời dịch ở nhánh. Trong lần đầu xem xét hai bản dịch (ở ngọn và ở nhánh), có thể có sai khác, bạn có thể đồng bộ lời dịch từ ngọn vào nhánh bằng cách chuột phải vào ô này rồi chọn , hoặc có thể đặt phím tắt ở → → → → (mặc định chỉ có các phím tắt cho , bạn có thể chuyển phím tắt Ctrl + Alt + Return sang cho cũng được). Sau khi nội dung hai lời dịch đã được đồng bộ, các thay đổi bạn tạo ra ở ô chỉnh sửa chuỗi đích (ở ngọn) đều sẽ được đồng bộ vào ô Đồng bộ cấp hai (vào nhánh) và như vậy bạn thay đổi được 2 bản dịch cùng một lúc.